Singapore không chỉ là một quốc gia phát triển mà còn là nơi làm việc mơ ước của rất nhiều người. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm tại Singapore thì bài viết sau đây là dành cho bạn.
Bạn nghĩ sao về việc tìm kiếm cho mình một cơ hội việc làm hấp dẫn tại đất nước có nền kinh tế cạnh tranh hàng đầu Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng? Cùng tham khảo cách kinh nghiệm tìm việc làm tại Singapore mới nhất thông qua bài viết bên dưới nhé!
Những lý do khiến Singapore là điểm đến làm việc lý tưởng
Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về Singapore – quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ khiến cả thế giới phải thán phục. Đất nước này là nơi đặt trụ sở của: Hơn 8.000 tập đoàn, công ty đa quốc gia. Trong số đó có những tập đoàn lớn và nổi tiếng thế giới như Google, Samsung, Unilever, Microsoft, Walt Disney…
Mức lương trung bình của người dân Singapore cao hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực. Cụ thể, mức lương trung bình của sinh viên mới tốt nghiệp tại Singapore theo chính phủ quy định là 2.280 SGD/ tháng (tương đương gần 40 triệu VNĐ).
Do vị trí địa lý thuận lợi cùng cơ sở vật chất phát triển, Singapore là nơi tổ chức hàng trăm sự kiện quốc tế mỗi năm. Nhu cầu nhân lực tại Singapore luôn ở mức cao. Tuy nhiên, do dân số không đủ đáp ứng nên Singapore đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động. Các công ty Singapore bắt buộc phải tuyển dụng nhân sự từ nước ngoài. Do đó, nhân sự chất lượng cao từ các quốc gia đến Singapore làm việc luôn được chào đón.
Bạn có thể tìm việc làm tại Singapore thông qua các cách sau:
Du học và tìm việc làm tại Singapore sau khi tốt nghiệp
Singapore có nền giáo dục đẳng cấp và nổi tiếng thế giới. Chất lượng giáo dục của các trường tại đảo quốc sư tử có thể sánh ngang với các cường quốc như Anh, Mỹ, Úc, Canada,… Bằng cấp từ Singapore luôn được tin tưởng và đánh giá cao bởi các nhà tuyển dụng.
Khi đi du học Singapore, bạn có thời gian để làm quen với văn hóa, lối sống và ngôn ngữ của người Singapore. Điều này giúp bạn có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường và tìm thấy nhiều cơ hội làm việc tiềm năng tại quốc đảo sư tử sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều trường đại học Singapore còn có chương trình thực tập, cho phép sinh viên vừa học vừa làm việc hưởng lương tại doanh nghiệp. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng tích lũy kinh nghiệm và làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp để chuẩn bị thật tốt cho công việc trong tương lai.
Với trình độ chuyên môn và bằng cấp từ các trường đại học Singapore, du học sinh sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể tìm kiếm cho mình một công việc với mức lương mong muốn.
Xuất khẩu lao động Singapore
Nếu bạn là người Việt Nam và đang mong muốn tìm việc làm tại Singapore thì bạn có thể đi xuất khẩu lao động Singapore nếu có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và biết một trong hai thứ tiếng là tiếng Trung hoặc Tiếng Anh.
Một số công ngành nghề đi xuất khẩu lao động phổ biến tại Singapore có thể kể đến như:
Tài chính – ngân hàng: Lương cơ bản từ 2.700 -3.000 SGD/tháng
Ngành tài chính ngân hàng luôn là ngành nghề “khát” nhân lực tại Singapore vì nơi đây là trung tâm tài chính và giao dịch ngoại tệ hàng đầu của Châu Á và thế giới. Ngành tài chính ngân hàng thuộc nhóm ngành có mức lương cao với lương khởi điểm từ 2.700 – 3.000 SGD/ tháng.
Thương mại điện tử: Lương cơ bản từ 2.000 – 3.200 SGD/tháng.
Thị trường thương mại điện tử tại Singapore đang ngày càng phát triển. Các thương hiệu lớn, có thế mạnh về tài chính trên thế giới cũng không thể bỏ qua thị trường sôi động này. Do đó, nhu cầu tuyển dụng ngành thương mại điện tử là rất lớn. Đây là một trong những ngành nghề “hot” với mức lương dao động từ 2.000 – 3.200 SGD/tháng.
Du lịch – khách sạn – nhà hàng: Lương cơ bản 2.500 SGD/tháng
Singapore từ lâu vẫn luôn là điểm đến du lịch lý tưởng đối với du khách quốc tế. Quốc gia này có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ Singapore là đất nước có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ. Chính phủ Singapore cũng quan tâm đến việc đẩy mạnh sự phát triển của ngành du lịch với những công trình khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp và sang trọng.
Do đó, du lịch cũng là một trong những nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng rất lớn nhưng nguồn lao động trong nước vẫn không đủ đáp ứng. Nếu bạn có chuyên môn trong lĩnh vực này thì hãy cân nhắc đến việc tìm việc làm tại Singapore. Các công việc thuộc nhóm du lịch – khách sạn – nhà hàng có mức lương khởi điểm hấp dẫn từ 2.000 SGD/ tháng.
Công nghệ thông tin: Lương cơ bản từ 2.000 – 5.500 SGD/tháng.
Singapore nổi tiếng là một quốc gia hiện đại bậc nhất châu Á. Ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước này. Singapore cũng là nơi tập trung các công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Nhu cầu nhân lực cho ngành nghề này liên tục gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, ngành công nghệ thông tin tại Singapore đòi hỏi lao động phải có chuyên môn cao. Bù lại mức lương cơ bản của có thể lên đến 5.500 SGD/ tháng.
Điều dưỡng, hộ lý: Lương cơ bản từ 2.000 – 3.000 SGD/tháng.
Điều dưỡng, hộ lý là một trong những ngành thường xuyên được lao động nước ngoài lựa chọn khi tìm việc làm tại Singapore. Nhất là những lao động phổ thông. Do mức sống cao nên việc chăm sóc sức khỏe của người dân luôn được quan tâm.
Ngành y tá/ điều dưỡng trở nên cần thiết và quan trọng, là ngành nghề không thể thiếu tại các cơ sở y tế tại địa phương, bệnh viện, trung tâm y tế. Mức thu nhập của người làm trong ngành điều dưỡng, hộ lý dao động từ 30 – 40 triệu đồng/ tháng.
Nhiều ngành nghề tại Singapore luôn trong tình trạng “khát” nhân lực.
Tìm việc làm tại Singapore dễ hay khó?
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì công cụ tìm việc làm tại Singapore hiệu quả nhất đó chính là Internet. Bạn có thể tìm kiếm công việc thông qua các kênh thông tin tuyển dụng, website của công ty hoặc mạng xã hội như Linkedln,… Sau đây là một số trang web tuyển dụng mà bạn có thể tham khảo:
Website việc làm tại Singapore:
- https://www.jobsbank.gov.sg/
- http://www.bestjobs.com.sg/
- http://sg.jobsdb.com/sg
- http://www.jobstreet.com/
- https://vieclamsing.com/
Ngoài ra, báo và tạp chí cũng là những nguồn thông tin tuyển dụng đáng tin cậy mà bạn không nên bỏ qua. Báo và tạp chí được cả người dân Singapore và người nước ngoài dùng để nắm bắt các thông tin về việc làm tại Singapore. Một số tờ báo mà bạn nên theo dõi để tìm kiếm cơ hội việc làm như The Strait Times hoặc The Business Times.
Đối với các bạn du học sinh, nếu muốn tìm việc làm tại Singapore sau khi tốt nghiệp thì cần có sự chuẩn bị từ sớm. Nếu bạn đợi hoàn thành chương trình học rồi mới tìm việc, xin việc và xin visa thì thời gian chắc chắn sẽ không đủ.
Phần lớn các trường đại học tại Singapore đều hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm bằng cách giới thiệu các vị trí đang cần tuyển nhân sự phù hợp với chuyên môn của sinh viên để bạn gửi hồ sơ ứng tuyển. Tuy vây, bạn cũng nên tự chủ động tìm kiếm việc làm để tìm được công việc như mong muốn.
Tăng mức độ cạnh tranh cho bản thân so với các ứng viên khác
Khi tìm kiếm việc làm tại Singapore nghĩa là bạn đang phải cạnh tranh với rất nhiều người đến từ các quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Mã Lai, Trung Quốc, Philipines, Indonesia, Mỹ, Úc, Đức,… Ứng viên đến từ các quốc gia này có nhiều lợi thế hơn so với người Việt Nam.
Chẳng hạn người Trung Quốc có thể nói tiếng Hoa (ngôn ngữ sử dụng phổ biến ở Singapore), người Mỹ, Úc,… có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, người Malaysia nổi tiếng là chăm chỉ và kỷ luật trong công việc. Người Ấn Độ thường có thế mạnh về trong ngành IT,… Người Nhật, Hồng Kông có khả năng chịu áp lực cao.
Để tìm được việc làm tại Singapore bạn phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân.
Do tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng nên áp lực công việc tại Singapore cũng rất lớn. Khác với người Việt, tại Singapore không có khái niệm “ngủ trưa” mà chỉ có khái niệm “ăn trưa”. Công việc được đánh giá dựa trên hiệu quả chứ không dựa trên thời gian làm việc.
Vì vậy, để có thể tìm kiếm được việc làm ở một đất nước đầy cạnh tranh như Singapore, thì bạn cần phải không ngừng trau dồi khả năng của bản thân. Trong quá trình tìm việc, nên lưu ý một số bước quan trọng sau đây:
Tìm hiểu thật rõ về vị trí mà bạn ứng tuyển. Nắm chắc các yêu cầu công việc và đảm bảo CV của bannj thể hiện được bạn là ứng viên tiềm năng cho vị trí công việc đó. Có thể bổ sung thêm Cover letter từ thầy cô, bạn bè hoặc đồng nghiệp để tăng độ tin cậy và tính khách quan cho hồ sơ của bạn.
Không ngừng học hỏi và cải thiện các kỹ năng. Đặc biệt chú ý đến các kỹ năng mềm. Nên kèm theo hồ sơ danh sách sản phẩm, dự án mà bạn đã từng thực hiện để giúp nhà tuyển dụng biết được khả năng và tố chất của bạn.
Học thêm ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh. Bạn có thể chọn học thêm tiếng Trung vì tại Singapore, nếu biết tiếng Trung bạn sẽ có lợi thế rất lớn so với những người chỉ nói được tiếng Anh.
Tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Nếu bạn là sinh viên, hãy cố gắng dành thời gian tham gia hoạt động ngoại khóa bên cạnh việc học. Kinh nghiệm và thành tích tham gia hoạt động ngoại khóa là một yếu tố được các nhà tuyển dụng quan tâm khi xem xét hồ sơ của ứng viên. Đặc biệt là sinh viên mới tốt nghiệp.
Luyện tập cho cuộc phỏng vấn, lưu ý cách ăn mặc và phong thái khi thực hiện phỏng vấn sao cho tốt nhất.
Lưu ý nên gửi CV xin việc trong khoảng thời gian từ 9h sáng – 12h trưa. Nếu gửi vào buổi chiều hoặc tối thì email của bạn có thể bị trôi và không được chú ý.
Giới thiệu về các loại Work pass
Người lao động nước ngoài tìm việc làm tại Singapore sẽ được cấp một trong 2 loại work pass chính là work pass cho người“làm thuê” và cấp bậc entry/junior.
Employment Pass hay còn gọi là EP: for Professionals là loại work pass dành cho người lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn hoặc nắm giữ các chức vụ như quản lý, chuyên viên trong công ty với mức thu nhập tối thiểu một tháng từ 3.600 SGD.
Trong khi đó S Pass: for Skilled & Semi-Skilled Workers là loại work pass dành cho các nhân viên thông thường với thu nhập một tháng từ 2.200 SGD.
EP sẽ mang lại nhiều ưu đãi cho người sỡ hữu hơn so với S Pass. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc được cấp EP hay S Pass bao gồm:
Background của ứng viên và background của công ty tại Singapore mà bạn làm việc. Thông thường, những người được cấp EP phải tốt nghiệp từ những trường được công nhận quốc tế hoặc có kinh nghiệm và thu nhập tốt. Ngoài ra, hồ sơ của công ty mà bạn làm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ứng viên có được cấp EP hay không.